Kế hoạch điều chỉnh phương hướng chiến lược năm học 2022-2023

Thứ năm - 29/09/2022 08:38
kế hoạch 2
kế hoạch 2
Căn cứ Công văn số 849/PGD&ĐT-MN ngày 05/9/2022 của Phòng GD&ĐT quận Hà Đông về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 cấp học MN Hà Đông; Căn cứ Kế hoạch số 128/KH-MNTQT ngày 06/9/2022 của Trường Mầm non Trần Quốc Toản về thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023. Trường mầm non Trần Quốc Toản điều chỉnh kế hoạch phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2022-2025 như sau:
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG MN TRẦN QUỐC TOẢN
 
 

Số:  128/KH-MNTQT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 

Hà Đông, ngày  06  tháng 9  năm 2022


KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023


Căn cứ Quyết định số 2865/QĐ-UBND ngày 12/8/2022của UBND Thành phố Hà Nội ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với GDMN, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Căn cứ công văn số 2602/SGDĐT-GDMN ngày 31/8/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2022 - 2023;
Căn cứ công văn số 2603/SGDĐT-GDMN ngày 31/8/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học MN năm học 2021 – 2023;
Căn cứ Công văn số 849/PGD&ĐT-MN ngày 05/9/2022 Phòng GD&ĐT quận Hà Đông về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 cấp học MN Hà Đông;
Trường mầm non Trần Quốc Toản xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1/ Thuận lợi: Trường đã từng bước có được uy tín và sự tin tưởng của của các phụ huynh trên địa bàn.
- Cơ sở trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của nhà trường đã được quan tâm bổ sung tường xuyên phù hợp với đổi mới và ứng dựng các phương pháp giáo duc tiên tiến.
- Tập thể HĐSP đoàn kết trách nhiệm và tích cực học hỏi.
- Đội ngũ giáo viên tích cực đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có ý thức học hỏi đồng nghiệp để tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn.
- Tuyển sinh đủ số trẻ theo chỉ tiêu được giao.
- Phụ huynh đồng thuận và ủng hộ các hoạt động của nhà trường.
2/ Khó khăn
- Công tác tuyển sinh thực hiện bằng hình thức online nên việc cập nhật phụ huynh đăng ký không đảm bảo hiệu quả tốt.
- Năm học mới nhà trường có 16 nhóm lớp xong định biên viên chức giáo viên dược giao 29 người không đảm bảo đủ 02 cô trên lớp.
- Việc tuyển giáo viên hợp đồng khó khăn do tâm lý lo ngại không được gắn bó lâu dài.
- 1/3 giáo viên nhân viên đang trong độ tuổi sinh và nuôi con nhỏ
- 1/2 giáo viên là người ngoài địa phương.
- Hiện tại khu B vẫn chưa bàn giao và nghiêm thu công tác phòng cháy chữa cháy.
I. Nhiệm vụ chung
Phát triển giáo dục của trường mầm non Trần Quốc Toản an toàn, thực chất, hiệu quả bền vững; nâng cao chất lượng phát triển chương trình giáo dục nhà trường và thực hiện có hiệu quả; tiếp tục phát huy chuyên đề xây dựng trường mầm non hạnh phúc tạo môi trường giáo dục mầm non xanh, chuẩn hóa hiện đại hoá, xã hội hóa và hội nhập quóc tế. Tiếp tục triển khai chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non.
Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng đạo đức nhà giáo hình thành phong cách giáo viên mầm non Trần Quốc Toản chuẩn mực, thanh lịch, thân thiện nâng cao năng lực nghề nghiệp, thực hiện hiệu quả quy tắc ứng xử cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhân viên.
Tạo một môi trường làm việc Thân thiện - Hạnh phúc.
II. Nhiệm vụ cụ thể.
Năm học 2022 - 2023 trường mầm non Trần Quốc Toản tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ như sau: Xây dựng trường học Xanh – An Toàn – Thân Thiện - Hạnh phúc. Tiếp tục đổi mới trong công tác quản lý quản trị nhà trường.
 Thực hiện công bằng trong giáo dục mầm non, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nhằm phát triển toàn diện và hình thành kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, chuẩn bị tốt cho trẻ học tiểu học, đảm bảo an toàn về thể chất và tnh thần cho trẻ.
Hoàn thành mục tiêu kiểm định đạt mức độ 2 và trường chuẩn quốc gia mức độ I.
*. Chỉ tiêu chung
- Đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho trẻ MN; tăng tỷ lệ trẻ đến trường và giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm với tỷ
- Tỷ lệ huy động trẻ MN ra lớp:
          + Nhà trẻ: 70% trở lên.
+ Mẫu giáo: 100%.
- Tỷ lệ trẻ SDD:
+ Thể nhẹ cân: dưới 2%.
+ Thể thấp còi: dưới 2%.
+ Khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối chho trẻ về thể chất và tinh thần không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm.
- Tiếp tục đôn đốc các đồng chí giáo viên đang theo học lớp nâng cao trình độ chuyên môn để phấn đấu đạt chuẩn 100% theo luật giáo dục mới vào năm 2023.
- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên để phát triển đảng viên phấn đấu đạt 25-30% giáo viên là đảng viên.
- Xây dựng mô hinh giáo dục:  Cha mẹ cùng cô chăm sóc giáo dục con.
- Xây dựng kho học liệu điện tử của trường để mỗi cá nhân có trách nhiệm đóng góp cũng như chia sẻ để cũng giúp nhau trong chuyên môn.
- Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi.
- Hoàn thành công tác kiểm định đạt mức độ 2 và trường chuẩn quốc gia mức độ I.
- Tổ chức thành công hội thi giáo viên giỏi cấp trường và phấn đấu có giáo viên đạt giải cao trong hội thi giáo viên giỏi cấp quận.
1. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ của trẻ.
- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 về môi trương giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 993/Ct- BGDDt ngày 12/4/2019 của Bộ GDDT về tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực trong cơ sở giáo dục, thông tư 13/2010/TT-BGd ngày 15/4/2010 xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Chỉ đạo các nhón lớp thường xuyên rà soát các nguy cơ gây mất san toàn để khắc phục kịp thời
- Nhà trường và các lớp thực hiện tốt các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường. Mỗi cá nhân chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi không tuân thủ các qui định của Ngành.
- Ban giám hiệu tích cực bồi dưỡng tập huấn quy chế chuyên môn, những điều giáo viên không được làm, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đặc biệt chú trọng đến nội dung phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Chú trọng công tác PCCC thường xuyên kiểm tra rà soát các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn, các bình chữa cháy
- Duy trì thực hiện tốt bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt quản lý nuôi dưỡng và an toàn thực phẩm theo quy định. Hướng tới lắp đặt camera trực tiếp công tác giao nhận và chế biến thực phẩm để phụ huynh giám sát.
- Thực đơn: Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ  theo quy định của Chương trình GDMN. Đảm bảo thực đơn hàng ngày có từ 10 loại thực phẩm trở lên cân đối đưa thủy hải sản 03 bữa/ tuần. Thực đơn luôn được cân đối rau ăn củ và ăn lá không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn tăng cường các loại quả đúng mùa và sữa chua men sống trong thực đơn.
- Tổ chức bữa ăn Tự chọn cho trẻ mẫu giáo Lớn và nhỡ mỗi tháng 1 lần có thể theo hình thưc tập trung.
- Tiến tới tổ chức bữa ăn gia định cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Tỷ lệ dinh dưỡng tại trường duy trì mức: Nhà trẻ P: 13-20%; L:  30-40% (Tỷ lệ L động vật/ L thực vật= 70% và 30%); G: 47-50%. Mẫu giáo P: 13-20%; L: 25-35%; G: 52-60%.
- Đảm bảo đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ thực hiện giặt, hấp khăn hằng ngày; rửa nước sôi đối với cốc uống nước. Trang bị tại nhóm lớp nước sát khuẩn, xà phòng, máy sấy tay khô, dụng cụ đo thân nhiệt, khẩu trang  … Thường xuyên vệ sinh phòng lớp, giá đồ dùng, đồ chơi.
- Đảm bảo các điều kiện tổ chức giấc ngủ cho trẻ: gối, đệm,chăn, màn, chiếu; đồ dùng phải được vệ sinh, phơi giặt hàng tuần. Thực hiện vệ sinh phòng nhóm lớp theo lịch vệ sinh hàng ngày và tuần theo quy định của nhà trường.
2.Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục.
2.1. Triển khai, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục mầm non: chỉ đạo các nhóm lớp mầm non độc lập tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai có hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở GDMN; chấp hành quy định của pháp luật, thực hiện đúng, đủ các văn bản liên quan lĩnh vực hoạt động GDMN.
- Phối hợp với UBND phường để làm tôt công tác hỗ trợ các nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập tư thục trong công tác quản lý.
2.2. Tham mưu UBND phường triển khai có hiệu quả kế hoạch “Phát triển GDMN giai đoạn 2021 - 2025” theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa tiếp cận phương pháp giaó dục tiên tiến.
2.3. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường trong 5 năm khẳng định thương hiẹu và vị thế của nhà trường, quảng bá truỳen thông về các hoạt động của nhà trường. Phát huy vai trò của Ban giám hiệu và các tổ trưởng, tổ phí chuyen môn và mỗi cá nhân trong nhà trường tạo môi trường làm việc thân thiện hiệu quả.
Chỉ đạo các nhóm lớp của nhà trường và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập xây dựng các giải pháp, mô hình quản lý thực chất, hiệu quả nhằm phát triển trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiên tiến.
- Xây dựng các giải pháp thực hiện đồng bộ chuyên nghiệp, khẳng định năng lực trách nhiệm của Hiệu trưởng: xác định xứ mệnh, mục tiêu nhà trường; phát triển chương trình GD mang tính riêng của nhà trường, chế độ sinh hoạt; đầu tư cơ sở vật chất mang tính hiện đại; tích cực bồi dưỡng đội ngũ, đưa ra các giải pháp thu hút, tuyển sinh...
- Duy trì và phát triển Mô hình “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” theo. định hướng tiêu chí trường, lớp mầm non hạnh phúc.
- Xây dựng mô hình trường học, lớp học thực chất, hiệu quả, tác phong nhà giáo chuẩn mực, thanh lịch.
2.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trong các cuộc họp, tập huấn chuyên môn trong tình hình mới dảm bảo hiệu quả triển khai sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, lập kế hoạch, bán trú của các đơn vị có uy tín, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định để đảm bảo chất lượng quản lý. Triển khai các nhiệm vụ bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thu chi, công khai theo qui định. Thực hiện công tác báo cáo, thống kê định kỳ thống nhất với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành và đảm bảo tiến độ thời gian.
2.5. Duy trì hoạt đọng truyền thông tại trang thông tin của nhà trường, chuyên mục Album hình ảnh đẹp, đăng các video, hình ảnh đẹp của lớp của trường do giáo viên cha mẹ trẻ thực hiện. Vườn trường xanh, lớp học đẹp, khoảnh khắc hạnh phúc, những hành vi đẹp, người tốt việc tốt…
 2.6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân phường tăng cường công tác quản lý và kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non. Giao 02 đồng chí phó Hiệu trưởng tiếp tục hỗ trợ chuyên mô, tư vấn hướng dẫn, giúp đỡ cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn phân công phụ trách.
3. Đầu tư nguồn lực tăng cường cơ sở vật nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cấp GDMN cho trẻ mẫu giáo vào năm 2025.
3.1. Căn cứ vào nguồn kinh phí xây dựng kế hạch mua sắm đồ dùng đảm bảo hiệu quả an toàn và thuận lợi trong quá trình sử dụng. Lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất đảm bảo theo hướng hiệu quả, an toàn phấn đấu mua sắm  lắp đặt khu trải nghiệm tại điểm trường khu B.
- Tăng cường đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Lựa chọn, mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, thiết bị hiện đại; ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, sách, tài liệu phù hợp hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN.
3.2. Chủ động đầu tư cơ sở vật chất dựa trên nguồn kinh phí được cấp để nâng cấp cỉ tạo sửa chữa đảm bảo trường đạt đủ tiêu chuân về trường chuẩn quốc gia
Tham mưu UBND phường củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi tại địa phương, thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo. Tăng tỷ lệ huy động trẻ em 4 tuổi đi học trong điều kiện đảm bảo để tiến tới thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo khi Bộ GDĐT trình Chính phủ phê duyệt.
3.3. Phối hợp với UB phường rà soát quy mô và các điều kiện  thoe Nghị định số 46/2017/NĐ-CP . Thông tư 49/2021/TT-BGD ĐT về quy chế tổ hoạt động của  các lớp MN độc lập
3.4. Phối hợp với các trường phổ thong trên địa bàn hưuognf để làm tốt công tác phố cập giáo dục xoá mù chữ. Tiếp tục thực hiện Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo định mức giáo viên chuẩn bị thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ mãu giáo theo lộ trình.
4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
4.1 Thực hiện rà soát, báo cáo nhu cầu về tuyển dụng GVMN thiếu để đề xuất chỉ tiêu tuyển dụng. Nhà trường tiếp tục thực hiện hợp đồng giáo viên thiếu để đảm bảo đủ giáo viên mầm non theo quy định.
- Ký hợp đồng với giáo viên còn thiéu để hân công dmr bảo tối thiểu 02 giáo viên/ nhóm lớp.
4.2. Nhà trường tiếp tục thực hiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giá viên khi có đủ điều kiện về trình đô chuyên môn. Tuyên dương khen thưởng đói với các giáo viên tích cực đưa các hình ảnh đẹp và các hoạt động của nahf trường lên các trang truỳen thông. Khuyến khích và giám sát giáo viên tham gia học tập đạt chuẩn trình độ chuyên môn theo Luật giáo dục 2019.
4.3. Xây dựng văn hoá nhà trường, lớp mầm non và việ thực hiện mặc đồng phục đeo biển tên theo vị trí việc làm, phong cách giao tiếp ứng xử văn hoá của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên thân thiện, mẫu mực và là tấm gương để trẻ noi theo. Đặc biệt trú trọng và làm nổi bật về lễ giáo trong nhà trường để thực sự trẻ đến trường có kỹ năng nề nếp trong mọi hoạt động.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và tuỵệt đối không để xảy ra bạo lực học đường trong nhà trường và các ửng xử trên không gian mạng của mỗi cá nhân.
4.4. Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và chọn giáo viên đủ điều kiện tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp quận.
4.5  Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên: Chuyên đề “Đạo đức nghề nghiệp, phong cách chuẩn mực giáo viên mầm non”; “Xây dựng trường, lớp mầm non xanh – an toàn – thân thiện - hạnh phúc”; “Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non”;Hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non “Quản lý nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non”; “Tiếp cận học qua chơi và STEAM trong GDMN”; “Ứng dụng phương pháp GD tiên tiến trong xây dựng môi trường và tổ chức hoạt động giáo dục”; “Giáo dục bảo vệ Môi trường trong trường MN”; “Văn hóa ứng xử trong trường học”.
4.6. Ban giám hiệu tích cực tự học hỏi để nâng cao năng lực quản lý, khuyến khcichs CBQL và giáo viên tự học , cập nhật tài liệu bồi dưỡng taii cổng thông tin của Bộ GDĐT của sở GD.
 5. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
5 Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
5.1. Quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng , chăm sóc trẻ em.
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo quy định của chương trình GDMN phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
- Quản lý chặt chẽ  chất lượng bữa ăn, khảu phần ăn và đảm ảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dang các laoij thực phẩm và tuyệt đối Khogn để xảy ra ngộ độc tại nhà trường.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo an toàn hiện đại và đồng bộ.
- Khuyến khích phụ huynh tham gia kiểm tra giám sát thực hiẹn các quy định đảm bảo VSATTP đổi với bếp ăn, tổ chức bán tru cho trẻ tại nhà trường.
- Phối hợp với giá đình xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý đối với trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì.
- Đẩy mạnh giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vẹ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khoẻ đảm bảo 100% trẻ được theo dõi sức khoẻ và đánh giá bằng biểu đồ tăng trưởng.
- Đổi mới hình thức truyền thong của nhà trường để quảng bá hình ảnh các hoạt động trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các trang fape và trang Web.
5.2. Nâng cao chất lương thực hiện chương trình GDMN
- Chuyên môn lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với quan điểm, mục tiêu của chương trình GDMN,bảo đảm tính khoa học, thiẹt thực và hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và khả năng của giáo viên và học sinh để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng.
- Giáo viên chủ động phát huy sáng tạo trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và gáio dục đẻ chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp Một.
- Chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục phá huy thế mạnh của nhà trường chú trọng dạy trẻ mầm non những tố chất căn bản: Khoẻ mạnh, tự lập, tự tin, có ngôn ngữ giao tiếp lễ giáo mạch lạc, có hành vi thòi quen văn mình.
- Triển khai thực hiện giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho trẻ 5-6 tuổi theo kế hoạch của Thành phổ,Sở GD và ĐT và UBND quận.
- Hướng dẫn giáo viên kkhai thác sử dụng học liệu trực tuyến hiệu quả, ứng dụng các phương tiện công nghệ tổ chức các haotj đông giáo dục cho trẻ thoe hướng tương tác với phương châm giáo dục: Chơi mà học, học bằng chơi.
- 100% các lớp trong trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi và nghiêm túc thực hiện QCCM, chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả chuyên đề bồi dưỡng Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm với các tiêu chí sau:
- Các nhóm lớp tập trung trang trí môi trường an toàn, trang nhã với đầy đủ đồ dùng đồ chơi mang tính thực tế và ứng dụng cao. Bố trí các góc giúp trẻ hình thành các vận động tinh.
+ 100% các nhóm lớp thực hiện đổi mới lĩnh vực phát triển Thẩm mỹ, có góc sáng tạo và âm nhac, Tiếp tục duy trì đổi mới lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đặc biệt là khối 5 tuổi và nhà trẻ, bổ sung góc sách và góc trải nghiệm tại hai điểm trường với các đầu sách truyện phù hợp với độ tuổi để khơi gợi văn hóa đọc cho trẻ, các sản phẩm như tranh ảnh sưu tầm, bộ sưu tập của trẻ tự làm.
- Tập trung giáo dục, rèn luyện trẻ mầm non phát triển toàn diện, hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống tốt. Đổi mới tư duy, chỉ đạo giáo viên thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục theo Dự Án ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, quan điểm tiếp cận học qua chơi.
- Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi. Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”. Giáo viên không làm thay trẻ, tạo cơ hội bộc lộ khả năng của cá nhân, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
         + Đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ (Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2022- 2023), đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục (KHGD), điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế.
- Giáo dục trẻ biết tự bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp.
- Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen Tiếng Anh trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh.
- Xây dựng và thống nhất kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ giữa PHHS với nhà trường ,giáo viên định hướng tư duy cha mẹ trong việc giáo dục các kỹ năng tự phục vụ, giáo dục giá trị sống lòng yêu thương, việc phối hợp giữa cha mẹ cùng con trải nghiệm, sáng tạo.
- Quán triệt trong CBGVNV và phụ huynh học sinh về lợi ích của việc chuẩn bị toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1.
- 100% trẻ các độ tuổi được thực hiện đánh giá sự phát triển theo đúng quy định, theo dõi sự phát triển của trẻ để có biện pháp phối hợp, tác động phù hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm giúp trẻ phát triển tốt, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1 tại trường Tiểu học.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ và một số phần mềm trong công tác quản lý tại trường. Phấn đấu bình quân mỗi giáo viên sử dụng 30-50% số tiết ứng dụng giáo án điện tử để dạy trẻ.
- Tổ chức các hoạt đông chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm Phù hợp với nhận thức của từng độ tuổi
. Cử cán bộ giáo viên tham gia bồi dưỡng các chuyên đề trọng tâm, tập huấn, kiến tập về ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến. Tập trung đổi mới phương pháp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm có lồng ghép giáo dục cảm xúc cho trẻ, xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo tính sư phạm, thân thiện và an toàn.
- Tổ chức 100% giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn và tập huấn về phương pháp tổ chức các hoạt động tại các độ tuổi theo hình thức trực tuyến và trực tiếp đảm bảo thuạn lợi và hiệu quả.
- Tăng cường kiểm tra giám sát giáo viên thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình ở từng độ tuổi do Bộ GD&ĐT quy định. Quán triệt 100% giáo viên đón, trả trẻ ân cần, niềm nở, lưu ý sửa sang đầu tóc, quần áo, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trước khi nhận và trả trẻ.
- Chỉ đạo các lớp khai thác triệt để đồ dùng đồ chơi đã được cấp phát, chú trọng xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, tạo nhiều góc mở cho trẻ được hoạt động và trải nghiệm. Giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
- Chỉ đạo giáo viên tích cực tổ chức các chuyên đề giáo dục tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục dân số, giáo dục dinh dưỡng, LLATGT, giáo dục bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm năng lượng vào các tiết học, hoạt động một cách hợp lý.
- Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn của nhà trường để phấn đấu mỗi khối lớp đều có những nét nổi bật riêng
* Kiến tập điểm tại các nhóm lớp về các nội dung sau:
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
- Điễm nội dung phát triển GD thể chất:
- Điểm nội dung ứng dụng PPGDTT:
- Điểm nội dung phát triển chương trình GD:
* Điểm về các nội dung
- Điểm về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
- Điểm về Xây dựng lớp mầm non xanh – an toàn- thân thiện - hạnh phúc:
- Điểm về công tác truỳen thong xây dựng album hình ảnh đẹp:
- Điểm về công tác PCTN thuong tích và giáo dục bảo vệ môi trường:
- Điểm về tiếp tục thực hiện chuyên đề phát triển tình cảm kỹ năng xã hội:
 - Điểm về giáo dục lễ giáo:
- Duy trì các tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn 02 lần/ tháng theo đúng quy chế hoạt động. Giám sát việc giáo viên theo học lớp đại học chuyên ngành mầm non, tập huấn về phổ cập trẻ 5 tuổi phòng GD&ĐT quận Hà Đông tổ chức, để tiếp tục thực hiện tốt Đề án phổ cập trẻ 5 tuổi. Tạo điều kiện cho CBGV học nâng cao công nghệ thông tin do Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT tổ chức để thiết kế giáo án điện tử, khai thác các phần mềm phục vụ cho công tác soạn giảng, ứng dụng trong thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục và quản lý tại nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong năm học đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dich có ý nghĩa và tiết kiệm.
- Triển khai thực hiện dạy tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi có văn bản hướng dẫn.
          6. Đẩy mạnh công tác truyền thông về công tác giáo dục của nhà trường:
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD & ĐT và Thành phố về đổi mới và phát triển GDMN, chương trình giáo dục màm non sau sửa đổi đặc biệt các Đề án của Thành Phố, của Quận: Đề án” Phát triển GDMN thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025” Đề án dạy Tiếng Anh cho học sinh mầm non tại các nhà trường phù hợp với tình hình thực tế và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.
- Đổi mới hình thức truyền thông quảng bá hình ảnh khẳng định thương hiệu, điều kiện, chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, thực đơn…trên trang Page và Website của nhà trường.
- Tăng cường truyền thông các hình ảnh đẹp, tin bài về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, trường mầm non xanh sáng sạch và các hình ảnh về lớp mầm non hạnh phúc trên trang website của nhà trường.
-  Tuyên truyền về gương các cán bộ giáo viên, nhân viên, các hoạt động tổ chức các ngày hội của nhà trường.
- Tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức phù hợp. Tuyên truyền chế độ dinh dưỡng cân đối giúp trẻ phát triển thể chất; Phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì.
         - Tăng cường giao lưu với các đơn vị bạn trên cùng địa bàn.
         - Tiếp tục tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thực hiện chính sách về giáo dục khuyết tật cho trẻ. Nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ, đội ngũ và cộng đồng về phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ, quan tâm hòa nhập trẻ khuyết tật.
IX/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
* Phân công Ban giám hiệu:
1/ Đ/c Đặng Thị Hương (Hiệu trưởng)
- XD kế hoạch năm, tháng, các HĐ của nhà trường. Quản lý tổ chức nhân sự.
- Chỉ đạo công tác thu - chi tài chính, công tác thi đua trong nhà trường.
- Theo dõi thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công, quy chế thi đua khen thưởng.
- Chỉ đạo việc kiểm tra nội bộ trường học trong nhà trường.
- Phụ trách chung tất cả các hoạt động trong nhà trường.
- Đánh giá giáo viên nhân viên hành tháng và cuối năm học; Trực nhận và kí sổ giao nhận TP tổ nuôi 02 lần/tuần khu A; Dự giờ giáo viên 02 hoạt động/tuần.
- Định kỳ kiểm tra hoạt động của các cơ sở tư thục theo kế hoạch.
2/ Đ/c Nguyễn Thị Phương Linh; Hiệu phó phụ trách chuyên môn, công tác điều tra phổ cập, Công tác đánh giá ngoài và phối hợp kiểm tra các cơ sở tư thục, các hoạt động ngày hội ngày lễ, cảnh quan môi trường khu A…
- Chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng các tổ nhóm, hướng dẫn giáo viên soạn bài, các hoạt động về chuyên môn. Theo dõi, đánh giá giáo viên cuối tháng, đánh giá trẻ theo giai đoạn.
- Tham gia chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, kiểm tra toàn diện giáo viên.
- Tổng hợp sổ theo dõi chất lượng của nhà trường, sổ danh bạ trẻ đi và đến tổng hợp tỷ lệ chuyên cần theo nội dung đã quy định. Ghi chép sổ họp giao ban của ban giám hiệu với trung tâm nhà trường. Kí chốt sổ theo dõi nhóm lớp khu A.
- Xây dựng kế hoạch kiến tập trong nhà trường. Bồi dưỡng và xây dựng giáo viên giỏi; Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên nhân viên.
- Chỉ đạo các chương trình tổ chức ngày hội, lễ; Đôn đốc CBGVNV thực hiện QCDC trong nhà trường. Kiểm tra giao nhận thực phẩm tổ nuôi 03 lần/tuần khu A; Dự giờ giáo viên 02 tiết + 02 hoạt động/tuần.
- Chỉ đạo các khối trưởng xây dựng mục tiêu, kế hoạch, duyệt kế hoạch của lứa tuổi trẻ phù hợp với từng lứa tuổi.
- Phụ trách công tác phổ câp.
- Xây dựng kế hoạch học phẩm, đồ dùng phục vụ học tập của cô và trẻ để đề xuất lên Hiệu trưởng.
- Làm sổ theo dõi danh bộ học sinh; Sổ giao ban BGH.
- Đôn đốc, hướng dẫn bộ phận bảo vệ tại khu A ghi chép sổ trực đầy đủ.
- Phối hợp với Hiệu trưởng cùng quản lý giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường.
3. Đồng chí Nguyễn Thị Hoa – CTCĐ – Phó hiệu trưởng. phụ trách Công tác kiểm tra nội bộ trường học, CSVC và CSND, công tác công đoàn,
- Nghiên cứu tài liệu về vệ sinh, nuôi dưỡng, an toàn thực phẩm, nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học.
- Ký duyệt kế hoạch tháng của tổ văn phòng, tổ nuôi phụ trách chẩm điểm tổ nuôi, nhân viên hành chính.
- Bố trí cơ sở vật chất trong các ngày tổ chức hoạt động ngày hội, ngày lễ khu B.
          - Xây dựng các kế hoạch về công tác phòng chống dịch bệnh, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, y tế học đường, bảng phân công cô nuôi.
          - Kiểm tra các loại sổ chấm cơm, sổ sức khoẻ, biểu đồ tăng trưởng, sổ giao nhận thực phẩm, kiểm tra kho đột xuất và định kỳ theo quy định.
          - Xây dựng thực đơn, cân đối tỷ lệ giữa các chất, tính khẩu phần ăn. Xây dựng lịch thanh tra cô nuôi.
          - Kiểm tra nề nếp vệ sinh của lớp, nếp giờ ăn, giờ vệ sinh, quy trình chế biến của 2 bếp.
          - Nghiêm túc quản lý khẩu phần ăn của trẻ, đảm bảo được về lượng và chất, đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh thường xuyên khu vực chế biến, khu vực nấu ăn, cho trẻ ăn.
          - Đảm bảo đầy đủ hồ sơ sổ sách về nuôi dưỡng của bếp như sổ chợ, sổ kho, sổ tính ăn hàng ngày, tính khẩu phần ăn, tài chính công khai (Các loại sổ phải có đầy đủ chữ ký theo quy định).
          - Tổ chức các chuyên đề về nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng chống tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy, trường học an toàn, chăm sóc trẻ khuyết tật. Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và cô nuôi kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và các thao tác vệ sinh cơ bản.
          - Tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong 1 tuần. Phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Hiệu trưởng khi có sai phạm về chăm sóc vệ sinh, nuôi dưỡng và an toàn thực phẩm. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nuôi dưỡng và vệ sinh.
          - Quản lý, kiểm tra và tư vấn giúp đỡ về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích các nhóm trẻ tư thục trên địa bàn.
- Phụ trách mảng tuyên truyền về công tác công đoàn, công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
          - Tiếp các đoàn thể, xã hội đến vận động ủng hộ trẻ em nghèo, khuyết tật...) Ký sổ sách nuôi dưỡng tại điểm trường khu B, kiểm tra hoạt động các nhóm trẻ tư thục theo kế hoạch.
          - Ký sổ sách nuôi dưỡng tại khu B.
          - Đôn đốc, hướng dẫn bộ phận bảo vệ tại khu B ghi chép sổ trực đầy đủ.
- Kiểm tra hoạt động các nhóm trẻ tư thục theo kế hoạch.
          4/ Phân công các tổ:
* Đ/c Nguyễn Thị Tình (Tổ trưởng tổ mẫu giáo phụ trách khối 5 tuổi)
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, kế hoạch SHCM
- Kết hợp với đ/c tổ phó tổ chức sinh hoạt chuyên môn, soạn bài và các hoạt động khác trong trường.
- Phối hợp cùng với đ/c Kiều Thị Liên chịu trách nhiệm kiểm tra sổ soạn bài của giáo viên khối 5 tuổi theo đúng quy định.
- Kết hợp với Ban giám hiệu thăm lớp, dự giờ, dự hoạt động, QCCM, QCCS trẻ của GVNV toàn trường. Xây dựng kế hoạch kiến tập, bồi dưỡng giáo viên giỏi, xây dựng mục tiêu, kế hoạch của lứa tuổi trẻ phù hợp với từng lứa tuổi.
- Kết hợp đôn đốc CBGVNV trong trường thực hiện QCDC. Kiểm tra giao nhận thực phẩm tổ nuôi 03 lần/tuần.
- Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học và công tác phổ cập.
** Đ/c Nguyễn Thị Phượng (Tổ trưởng tổ mẫu giáo 4 tuổi)
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, kế hoạch SHCM
- Kết hợp với đ/c tổ phó tổ chức sinh hoạt chuyên môn, soạn bài và các hoạt động khác trong trường.
- Phối hợp cùng với đ/c Nguyễn thị Lan chịu trách nhiệm kiểm tra sổ soạn bài của giáo viên khối 4 tuổi theo đúng quy định.
- Kết hợp với Ban giám hiệu thăm lớp, dự giờ, dự hoạt động, QCCM, QCCS trẻ của GVNV toàn trường. Xây dựng kế hoạch kiến tập, bồi dưỡng giáo viên giỏi, xây dựng mục tiêu, kế hoạch của lứa tuổi trẻ phù hợp với từng lứa tuổi.
- Kết hợp đôn đốc CBGVNV trong trường thực hiện QCDC. Kiểm tra giao nhận thực phẩm tổ nuôi 05 lần/tuần.
- Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học và công tác phổ cập.
* Đ/c Đặng Thị Nga (Tổ trưởng tổ mẫu giáo 3 tuổi)
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, kế hoạch SHCM
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, soạn bài và các hoạt động khác trong trường.
- Phối hợp vói đồng chí Nguyễn Thị Duyên kiểm tra sổ soạn bài của giáo viên khối 3 tuổi theo đúng quy định.
- Kết hợp với Ban giám hiệu thăm lớp, dự giờ, dự hoạt động, QCCM, QCCS trẻ của GVNV toàn trường.
- Xây dựng kế hoạch kiến tập, bồi dưỡng giáo viên giỏi, xây dựng mục tiêu, kế hoạch của lứa tuổi trẻ phù hợp với từng lứa tuổi.
-  Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học và công tác phổ cập.
* Đ/c Đoàn Thị Nhung (Tổ trưởng tổ nhà trẻ).
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, kế hoạch SHCM
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, soạn bài và các hoạt động khác trong trường.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra sổ soạn bài của giáo viên nhà trẻ theo đúng quy định.
- Kết hợp với Ban giám hiệu thăm lớp, dự giờ, dự hoạt động, QCCM, QCCS trẻ của GVNV toàn trường.
- Xây dựng kế hoạch kiến tập, bồi dưỡng giáo viên giỏi, xây dựng mục tiêu, kế hoạch của lứa tuổi trẻ phù hợp với từng lứa tuổi.
 -  Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học và công tác phổ cập.
* Đ/c Nguyễn Thị Hằng: (Tổ trưởng tổ văn phòng)
- Chịu trách nhiệm kết hợp với BGH tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ thực hiện QCDC trong trường và nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua của nhà trường.
- Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để phân công, đôn đốc các thành viên trong tổ thực hiện tốt các công việc của tổ văn phòng kịp thời, đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao trong hoạt động của nhà trường.
-  Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học và công tác phổ cập.
* Đ/c Nguyễn Thị Bích Thuận: (Tổ trưởng tổ Nuôi)
- Giám sát, chỉ đạo nhân viên trong tổ thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và nội quy, quy định của nhà trường (trang phục…).
- Đảm bảo thực hiện đúng quy định về hồ sơ, quy trình chế biến, nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức.
 -  Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học và công tác phổ cập.
Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của nhà trường, yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện./.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (để b/c);
- Cb, gv, nv (để t/h);
- Lưu: VT.
HIỆU TRƯỞNG

(đã ký, đóng dấu)

Đặng Thị Hương










PHỤ LỤC 1: TRIỂN KHAI MÔ HÌNH ĐIỂM
(Kèm theo Kế hoạch số: 128/KH-MNTQT , ngày 06  tháng 9 năm 2022 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023)
 
TT Tên lớp Mô hình điểm Dự kiến
thời gian
thực hiện chuyên đề
1
 
A4, B2.
A1, D1, A3, D3
 A1, C4, D2
Hoạt động đón trẻ
Lau mặt rửa tay
Tháng 9/2022
3 A2, A3, A4 Lĩnh vực phát triển nhận thức
Dự án sức khoẻ dinh dưỡng học đường
Tháng 10/2022
4 D1
Bếp khu A
Hoạt động vui chơi
Công tác đảm bảo VSATTP tại bếp
Tháng 12/2022
5 B3, C3 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Tổ chức giờ ăn, giờ ngủ
Tháng 3/2023
6
 
A1+B1
B4+C4
Hoạt động trải nghiệm ngoài trời Tháng 4/2023
                   
















            PHỤ LỤC 2: BIỂU CHỈ TIÊU CỤ THỂ NĂM HỌC 2022-2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 128/KH-MNTQT , ngày 06  tháng 9 năm 2022 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023)
 
TT Nội dung Kế hoạch năm học
2022-2023
1 Công tác tuyển sinh
Phổ cập giáo dục
- Duy trì nâng cao hiệu quả PCGD MN cho trẻ 5 tuổi; 171/171 = 100% trẻ 5T ra lớp
- Huy động số trẻ ra lớp: 479 trẻ
2 Nuôi dưỡng - Giảm tỉ lệ trẻ suy sinh dưỡng còn 1,5%; trẻ béo phì còn 1%
- Đảm bảo an toàn VSTP và Đổi mới công tác tổ chức bán trú.
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe học đường cho trẻ.
3


Giáo dục
- 100% lớp thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi
- 100% các lớp tiếp tục thực hiện cải tiến phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động
- 100% nhóm lớp áp dụng vận dụng Chương trình GDTT: ứng dụng phương pháp Monterssori lĩnh vực thực hành cuộc sống.
 + 100% lớp 5 tuổi tiếp cận phương pháp Steam.
- Đánh giá chất lượng: Đạt chuẩn phát triển:
Mẫu giáo: 95% trở lên. 
 Nhà trẻ: 93 % trở lên.
4 Công tác XD, đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ - Giáo viên: Bồi dưỡng chuyên đề (Tạo hình; Âm nhạc; phát triển ngôn ngữ; Phòng cháy chữa cháy); Ứng dụng phương pháp Steam; Montessori; quy chế; đánh giá trẻ,  ..
- Nhân viên:  Bồi dưỡng 2 chuyên đề (Xây dựng thực đơn, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm)
5 Công tác phát triển đảng Kết nạp 2-3 quần chúng vào đảng đạt tăng số đảng viên là giáo viên lên 11 đồng chí.
6 Cơ sở vật chất, thiết bị -Bổ sung các trang thiết bị  phòng học: Bổ xung nguyên vật liệu trải nghiệm; Làm khu sáng tạo và vận động, sơn các hình trên sân trường cho trẻ vận động.
7 Công tác Ứng dụng CNTT - Duy trì và cập nhật thường xuyên trang thông tin điện tử của nhà trường.
- Sử dụng hiệu quả các phần mềm trong quản lý và giảng dạy như: Phần mềm: Nuôi dưỡng, giáo dục, quản lý nhân sự, camera giám sát, tuyển sinh, phổ cập giáo dục… 
- Kho học liệu điện tử với mỗi khối bổ sung 10 bài giảng học liệu có hiệu quả.
9
Công tác kiểm tra
Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ theo kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học và các vấn đề phát sinh nếu có.
10 Văn hóa  trường MN -100% CBGVNV thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử, kỷ cương hành chính, đạo đức nhà giáo.
11 Thi đua, phong trào - Tập thể: Lao động tiên tiến, CSTĐ 06 đ/c, 37  lao động tiên tiến
12 Công tác đổi mới  - Ứng dụng phương pháp day học STEAM với các lớp mẫu giáo khối 5 tuổi.
  • Các lớp đổi mới:
A4, B2        Hot động đón tr
A2, A3        Lĩnh vc phát trin nhn thc
D1                Hot động vui chơi
B3, C3        Lĩnh vc phát trin ngôn ng
A1+B1,  B4+C4       Hot động tri nghim ngoài tri
13 QCDC công khai Thực hiện công khai nghiêm túc, rõ ràng, kịp thời về Cam kết chất lượng GD và chất lượng GD thực tế; điều kiện đảm bảo chất lượng GD và thu, chi tài chính theo đúng quy định.
14 Truyền thông - Đăng tải trên website các video, hình ảnh đẹp, tin bài về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, các hoạt động tổ chức sự kiện, các hoạt động giao lưu trải nghiệm, các hoạt động thăm quan dã ngoại từ 2-3   bài/ tháng; Bài tuyên truyền từ 1-2 bài/tháng.
15 Trường học kết nối, Trường học tiêu biểu, hội nhập quốc tế.
 
- Ứng dụng phương pháp Montessori, phương pháp Stem/ Steam, dạy học theo dự án, xây dựng khu vui chơi trải nghiệm, sử dụng khu trải nghiệm, khu thư viện mở, Thực hiện mô hình “Ngày hội Steam”…theo các hoạt động sự kiện.
-100% thành viên đội xung kích biết cách sử dụng các thiết bị PCCC trong trường học và cách sơ cấp cứu ban đầu.
- Tham quan với các trường mầm non chất lượng cao, ứng dựng phương pháp Stem/Steam; mô hình “Xây dựng trường học hạnh phúc”.
16
 
Thư viện cộng đồng - Tiếp tục duy trì và tổ chức hoạt động hiệu quả;
- Bổ sung thêm trang thiết bị và các loại sách, truyện và  1 số góc thiết kế, chế tạo, montersori, ứng dụng steam.
































                                                                                                
          
                                                                                              



   























                                                                                               
           
                                                                                              



   


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường

  • Đang truy cập6
  • Hôm nay90
  • Tháng hiện tại8,583
  • Tổng lượt truy cập222,212
qc1
2
3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây