Quan điểm giáo dục

Các quan điểm trong giáo dục mầm non được liên kết với nhau thành một thể thống nhất. Trong đó, các tiêu chí về chăm sóc sức khỏe, giáo dục cần được đan xen giảng dạy, nâng cao hiệu quả tích hợp. 

Trường Mầm non Trần Quốc Toản kết hợp phương pháp giáo dục tích hợp với tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nội dung của phương pháp này bao gồm:

Trẻ là người học tích cực

Trẻ em có xu hướng thích quan sát, tìm tòi, khám phá, tưởng tượng và luôn mong muốn được chia sẻ. Trong môi trường mầm non, trẻ được đáp ứng các nhu cầu cơ bản một cách tích cực nhất. 

Việc tổ chức các hoạt động phù hợp sẽ kích thích được hứng thú và khơi gợi nhu cầu từ trẻ. Trẻ tự do học tập, phát triển trí não, tích cực tham gia học tập. Hoạt động học tập có hiệu quả thì trẻ chính là người học tích cực. 

Trẻ mầm non được tham gia chủ yếu là các hoạt động vui chơi, việc học tập chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Do đó, các hoạt động vui chơi ở trẻ được sàng lọc rất kỹ lưỡng. Hoạt động phát triển trí não, phát triển khả năng tìm kiếm, khám phá đồ vật rất được ưa chuộng. Hoạt động cho phép các trẻ tự do tham gia, thể hiện cảm xúc và tích cực sử dụng ngôn ngữ.

Giáo viên cần chú ý và tôn trọng mong muốn, nhu cầu tham gia các hoạt động phù hợp với trẻ. Không gò bó, ép buộc mà chỉ đưa ra các tiêu chí kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ vui mà học, trẻ học mà vui. 

Trẻ học tập và phát triển toàn diện

Mỗi trẻ sẽ có một khía cạnh phát triển khác nhau, dù là phát triển ở khía cạnh nào cũng cần được ghi nhận và đánh giá tích cực. Với mục đích xây dựng các tiêu chuẩn phát triển toàn diện ở trẻ mầm non, giáo viên phải đáng giá được năng lực ở mỗi trẻ.

Cần tạo được các hoạt động phát triển cho trẻ, chủ yếu ở 5 lĩnh vực cơ bản:

– Phát triển thể chất

– Phát triển nhận thức

– Phát triển ngôn ngữ

– Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

– Phát triển khiếu thẩm mỹ

Giáo viên là người hỗ trợ cho việc học

Giáo viên là người trực tiếp tham gia hướng dẫn trẻ các hoạt động diễn ra tại trường. Chia sẻ về các trải nghiệm, rèn luyện cho trẻ các kỹ năng và tạo động lực thúc đẩy trẻ vượt qua được các chướng ngại. Điều này có nghĩa là trẻ phải là chủ thể thực hiện hoạt động.

Để tham gia vào hoạt động hỗ trợ, giáo viên phải xác định được trẻ đang thuộc giai đoạn phát triển nào. Quan sát tình trạng khi tham gia hoạt động, trẻ thoải mái, hứng thú hay đang cảm thấy khó chịu. Như vậy, các hoạt động đưa ra phải nằm trong khả năng trẻ tự thực hiện được hoặc thực hiện khi có sự trợ giúp từ người khác.

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay180
  • Tháng hiện tại8,952
  • Tổng lượt truy cập148,970
qc1
2
3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây