Báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2024-2025
Thứ hai - 23/12/2024 14:24
Căn cứ vào kế hoạch số 170-KH/MNTQT ngày 09 tháng 9 năm 2024 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024- 2025 trường mầm non Trần Quốc Toản xin báo cáo kết quả đạt được trong học kỳ I cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Quy mô, số lượng toàn trường:
- Số lượng trẻ toàn trường/tổng chỉ tiêu giao tuyển sinh: 536/536
- Số nhóm lớp toàn trường/tổng chỉ tiêu giao tuyển sinh: 15 nhóm lớp/15nhóm lớp.
Trong đó chia ra:
+ Nhà trẻ/tổng số nhóm trẻ: 70/3; bình quân trẻ/nhóm: 23
+ Mẫu giáo 3 tuổi/tổng số lớp 3 tuổi: 137/4; bình quân trẻ/lớp: 34
+ Mẫu giáo 4 tuổi/tổng số lớp 4 tuổi: 154/4; bình quân trẻ/lớp: 39
+ Mẫu giáo 5 tuổi/tổng số lớp 5 tuổi:175/4; bình quân trẻ/lớp: 44
- Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp các độ tuổi: Số học sinh giảm hơn sơ với cùng kỳ năm trước do số trẻ theo điều tra giảm.
Tổng số trẻ đã huy động đăng ký đến trường là: 536/536 đảm bảo đạt chỉ tiêu tuyển sinh.
Khó khăn: Sỹ số trẻ đến lớp thiếu ổn định bởi phụ huynh thuê nhà tạm trú làm ăn không ổn định lại chuyển trẻ về quê.
2. Công tác quản lý:
- Việc cập nhật các văn bản chỉ đạo các cấp về GDMN:
+ Nhà trường luôn cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp, xây dựng các kế hoạch của nhà trường bám sát các văn bản chỉ đạo, lưu trữ đầy đủ, khoa học các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT, UBND Thành phố, Sở GDĐT, UBND quận, Phòng GDĐT.
+ Các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch của các cấp quản lí giáo dục được nhà trường triển khai cụ thể, thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian quy định
+ Thực hiện tốt công tác báo cáo tháng, báo cáo đầu năm, giữa năm, cuối năm. Số liệu báo cáo chính xác trình bày khoa học.
- Công tác ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện của nhà trường:
+ Xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo của nhà trường phù hợp với tình hình thực tế và triển khai đến 100% CBGVNV ngay từ đầu năm học bằng nhiều hình thức khác nhau như: cung cấp văn bản để CBGVNV tự nghiên cứu cụ thể như: Kế hoạch phát triển chương trình nhà trường năm học 2024- 2025; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; bản đăng ký các chỉ tiêu năm học 2024- 2025; Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Kế hoạch phòng chống tham nhũng; Kế hoạch thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua; Kế hoạch thực hiện Bộ quy tắc ứng xử cho CBGVNV trong trường học; Kế hoạch, phương án thực hiện công tác y tế học đường; đảm bảo VSATTP, phòng chống dịch bệnh, phòng chống thiên tai. Kế hoạch đảm bảo an ninh an toàn trường học, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học.
+ Đẩy mạnh cải cách hành chính. Thực hiện nghiêm túc công tác thống kê báo cáo với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành chính xác, đúng tiến độ; thực hiện công tác thu - chi theo các văn bản hướng dẫn. Sửa đổi bổ sung một số định mức chi tiêu, một số thuật ngữ trong Quy chế chi tiêu nội bộ và công khai Quy chế đến 100% CBGVNV. Có đủ hồ sơ quản lý các loại quỹ theo quy định, cập nhật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, đúng nguyên tắc, kịp thời. Công khai tài chính vào các kỳ sơ/ tổng kết.
3. Đầu tư cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa trường lớp mầm non.
- Hạng mục cải tạo, sửa chữa, mua sắm trong học kỳ I:
+Sửa chữa thay bóng điện, quạt trần của 1 số lớp các phòng chức năng, khu vui chơi,nhà vệ sinh và hành lang ngoài trời đảm bảo đủ ánh sánh cho trẻ hoạt động.
+ Sữa chữa thay thế toàn bộ các hạng mục của máy tính, máy tin cho các nhóm lớp và bộ phận hành chính để đảm bảo vận hành thông suốt các hoạt động.
+ Trồng cây hoa cây cảnh tại hai điểm trường.
+ Làm lại một số bảng biểu cũ hỏng tại 02 khu.
+ Sửa chữa /thay mới toàn bộ hệ thống van cấp/xả các nhà vệ sinh trong trường
+ Mua 70 giường lưới cho các nhóm khối nhà trẻ.
+ Sửa chữa thay thế camera khu B cháy do Sét đánh nâng cấp đường mạng nội bộ tại 2 khu.
+ Cải tạo 07 phòng học khu B.
Về đầu tư cơ sở vật chất học kỳ I chưa thực hiện được hết các hạng mục do nguồn kinh phí khó khăn nên nhà trường tiếp tục đưa vào kế hoạch của học kỳ II.
- Đánh giá chung: Học kì I năm học 2024-2025 trường mầm non Trần Quốc Toản đã nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt công tác đầu tư , sửa chữa cơ cở vật chất đáp ứng yêu cầu cơ bản vể công tác chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ.
4. Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non:
Học kì I năm học 2024- 2025, nhà trường có tổng số cán bộ, GV, nhân viên: 48; trong đó:
+ Cán bộ quản lý: 03 đồng chí;
+ Giáo viên: 32 đồng chí,
+ Nhân viên: 13 đồng chí.
- Chất lượng CBGVNV:
100% cán bộ giáo viên và nhân viên (không tính bảo vệ, lao công) đều có trình độ đảm bảo đúng chuyên ngành, trong đó:
+ CBQL: 3/3 đồng chí có trình độ trên chuẩn đạt: 100%
+ GV: 31/32 đồng chí có trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt: 97%
- Kế hoạch nâng chuẩn trình độ đào tạo cho GV theo Luật GD 2019
- Có 03 đồng chí đi học để đạt trình độ chuyên môn Đại học
- Hiện nhà trường có 01 đ/c giáo viên trình độ đào tạo dưới chuẩn.
- Việc phát triển Đảng viên:
Chi bộ Đảng của nhà trường hiện có: 16 đảng viên. Học kỳ I nhà trường đã kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam cho 02 đ/c. 01 đồng chí đã hoàn thành lớp TCLLCT dành cho đối tượng nguồn.
- Công tác sinh hoạt, bồi dưỡng chuyên môn trong học kỳ I:
- Chỉ đạo chuyên môn lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với quan điểm, mục tiêu của chương trình GDMN,bảo đảm tính khoa học, thiết thực và hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và khả năng của giáo viên và học sinh để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng.
- Giáo viên chủ động phát huy sáng tạo trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một.
- Chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục phá huy thế mạnh của nhà trường chú trọng dạy trẻ mầm non những tố chất căn bản:Lễ phép, khoẻ mạnh, tự lập, tự tin, có ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc, có hành vi thói quen văn mình.
- Hướng dẫn giáo viên kkhai thác sử dụng học liệu hiệu quả, ứng dụng các phương tiện công nghệ tổ chức các hoạt đông giáo dục cho trẻ theo hướng tương tác với phương châm giáo dục: Chơi mà học, học bằng chơi.
- 100% các lớp trong trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi và nghiêm túc thực hiện QCCM, chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả chuyên đề bồi dưỡng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm với các tiêu chí sau:
+ Các nhóm lớp chú trọng xây dựng môi trường lớp học an toàn, trang nhã với đầy đủ đồ dùng đồ chơi mang tính thực tế và ứng dụng cao. Bố trí các góc giúp trẻ hình thành các vận động tinh.
+ 100% các nhóm lớp thực hiện đổi mới lĩnh vực phát triển Thẩm mỹ, có góc sáng tạo và âm nhạc, Tiếp tục duy trì đổi mới lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đặc biệt là khối 5 tuổi và nhà trẻ, bổ sung góc sách và góc trải nghiệm với các đầu sách truyện phù hợp với độ tuổi để khơi gợi văn hóa đọc cho trẻ, các sản phẩm như tranh ảnh sưu tầm, bộ sưu tập của trẻ tự làm.
- Tập trung giáo dục, rèn luyện trẻ mầm non phát triển toàn diện, hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống tốt. Đổi mới tư duy, chỉ đạo giáo viên thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục theo Dự Án ứng dụng phương pháp giáo dục Steam đối với mẫu giáo, quan điểm tiếp cận học qua chơi.
- Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi. Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”. Giáo viên không làm thay trẻ, tạo cơ hội bộc lộ khả năng của cá nhân, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
+ Đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ (Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2024- 2025), đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục (KHGD), điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế.
- Giáo dục trẻ biết tự bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp.
- Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen Tiếng Anh, tạo hình sáng tạo,múa, khoa học sáng tạo trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh.
- Xây dựng và thống nhất kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ giữa PHHS với nhà trường ,giáo viên định hướng tư duy cha mẹ trong việc giáo dục các kỹ năng tự phục vụ, giáo dục giá trị sống lòng yêu thương, việc phối hợp giữa cha mẹ cùng con trải nghiệm, sáng tạo.
- Quán triệt trong CBGVNV và phụ huynh học sinh về lợi ích của việc chuẩn bị toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1.
- 100% trẻ các độ tuổi được thực hiện đánh giá sự phát triển theo đúng quy định, theo dõi sự phát triển của trẻ để có biện pháp phối hợp, tác động phù hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm giúp trẻ phát triển tốt, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1 tại trường Tiểu học.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ và một số phần mềm trong công tác quản lý tại trường. Phấn đấu bình quân mỗi giáo viên sử dụng 30-50% số tiết ứng dụng giáo án điện tử để dạy trẻ.
- Tổ chức các hoạt đông chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm Phù hợp với nhận thức của từng độ tuổi
- Cử cán bộ giáo viên tham gia bồi dưỡng các chuyên đề trọng tâm, tập huấn, kiến tập về ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến. Tập trung đổi mới phương pháp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm có lồng ghép giáo dục cảm xúc cho trẻ, xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo tính sư phạm, thân thiện và an toàn.
- Tổ chức 100% giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn và tập huấn về phương pháp tổ chức các hoạt động tại các độ tuổi theo hình thức trực tuyến và trực tiếp đảm bảo thuạn lợi và hiệu quả.
- Tăng cường kiểm tra giám sát giáo viên thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình ở từng độ tuổi do Bộ GD&ĐT quy định. Quán triệt 100% giáo viên đón, trả trẻ ân cần, niềm nở, lưu ý sửa sang đầu tóc, quần áo, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trước khi nhận và trả trẻ.
- Chỉ đạo các lớp khai thác triệt để đồ dùng đồ chơi đã được cấp phát, chú trọng xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, tạo nhiều góc mở cho trẻ được hoạt động và trải nghiệm. Giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
- Chỉ đạo giáo viên tích cực tổ chức các chuyên đề giáo dục tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục dân số, giáo dục dinh dưỡng, LLATGT, giáo dục bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm năng lượng vào các tiết học, hoạt động một cách hợp lý.
- Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn của nhà trường để phấn đấu mỗi khối lớp đều có những nét nổi bật riêng
* Kiến tập điểm tại các nhóm lớp về các nội dung sau:
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Chuyên đề: Vệ sinh rửa tay, rửa mặt cho trẻ mẫu giáo bé - lớp A2,B2, C3,D3; Bữa ăn gia đình: A2
- Điểm về xây dựng môi trường lớp học xanh, an toàn, thân thiện: C3
- Duy trì các tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn 02 lần/ tháng theo đúng quy chế hoạt động. Giám sát việc giáo viên theo học lớp đại học chuyên ngành mầm non, tập huấn về phổ cập trẻ 5 tuổi phòng GD&ĐT quận Hà Đông tổ chức, để tiếp tục thực hiện tốt Đề án phổ cập trẻ 5 tuổi. Tạo điều kiện cho CBGV học nâng cao công nghệ thông tin do Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT tổ chức để thiết kế giáo án điện tử, khai thác các phần mềm phục vụ cho công tác soạn giảng, ứng dụng trong thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục và quản lý tại nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong năm học đảm bảo an toàn có ý nghĩa và tiết kiệm.
5. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ :
* Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần
- Chỉ đạo các nhón lớp thường xuyên rà soát các nguy cơ gây mất an toàn để khắc phục kịp thời.
- Nhà trường và các lớp thực hiện tốt các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường. Mỗi cá nhân chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi không tuân thủ các qui định của Ngành.
- Ban giám hiệu tích cực bồi dưỡng tập huấn quy chế chuyên môn, những điều giáo viên không được làm, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đặc biệt chú trọng đến nội dung phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên nhân viên về công tác PCCC và CHCN, rà soát mua sắm bổ sung các phương tiện để đảm bảo an toàn.
- Tập huấn về công tác sơ cấp sứu ban đầu đến 100% giáo viên nhân viên.
- Chú trọng công tác PCCC thường xuyên kiểm tra rà soát các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn, các bình chữa cháy.
* Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
- Duy trì thực hiện tốt bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt quản lý nuôi dưỡng và an toàn thực phẩm theo quy định. Duy trì việc phụ huynh giám sát camera trực tiếp công tác giao nhận và chế biến thực phẩm.
- Thực đơn: Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định của Chương trình GDMN. Đảm bảo thực đơn hàng ngày có từ 10 loại thực phẩm trở lên cân đối đưa thủy hải sản 02 bữa/ tuần. Thực đơn luôn được cân đối rau ăn củ và ăn lá không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn tăng cường các loại quả đúng mùa và sữa chua men sống trong thực đơn.
- Tổ chức mỗi tháng 1 bữa ăn hạnh phúc cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ 5 tuổi trải nghiệm mỗi tuần 1 bữa ăn Tiền tiểu học.
- Thực hiện bữa ăn gia đình đối với trẻ 5 tuổi 1 bữa/tháng.
- Tỷ lệ dinh dưỡng tại trường duy trì mức: Nhà trẻ P: 13-20%; L: 30-40% (Tỷ lệ L động vật/ L thực vật= 70% và 30%); G: 47-50%. Mẫu giáo P: 13-20%; L: 25-35%; G: 52-60%.
- Đảm bảo đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ thực hiện giặt, hấp khăn hằng ngày; luộc nước sôi đối với cốc i noc, nước sát khuẩn, máy sấy tay khô. Thường xuyên vệ sinh phòng lớp, giá đồ dùng, đồ chơi.
- Đảm bảo các điều kiện tổ chức giấc ngủ cho trẻ: gối, đệm,chăn, màn, chiếu; đồ dùng phải được vệ sinh, phơi giặt hàng tuần. Thực hiện vệ sinh phòng nhóm lớp theo lịch vệ sinh hàng ngày và tuần theo quy định của nhà trường.
* Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường, đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Xây dựng phát triển chương trình giáo dục nhà trường đã bám sát vào tình hình thực tế cũng như khả năng của giáo viên với định hướng với phưogn trâm trẻ được trải nghiệm thực tế.
- 100% các lớp 5 tuổi đưa nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh, giáo dục giới tính, an toàn giao thông dành cho trẻ 5-6 tuổi và những nội dung giáo dục khác.
- Giáo viên có kỹ năng lựa chọn, bổ sung nội dung giáo dục phù hợp với mục tiêu của Chương trình giáo dục nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục năm tháng, tuần của nhóm lớp.
- Giáo viên tích cực lựa chọn phương pháp, đổi mới hình thức, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Các khối thực hiện tổ chức các hoạt động giao lưu thể thao, các trò chơi dân gian... hoặc lao động vườn trường ngoài thiên nhiên, hoạt động tại các phòng chức năng, các khu vực trong trường nhằm phát triển nhận thức, kỹ năng giao tiếp, tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ.
- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm: Trung thu; Chiến sĩ khỏe; Mùa thu Hà Nội. Sắc màu vui nhộn…
- Tổ chức thành công Hội thi GV dạy giỏi cấp trường. . Lựa chọn 01 giáo viên đạt giải nhất GVG cấp trường tham gia GVG cấp quận. Dự kiến tổ chức Liên hoan Bé khỏe - Bé ngoan cấp trường trong tháng 1/2025
- Các chuyên đề: xây dựng môi trường giáo dục xanh, an toàn, thân thiện. Kĩ năng thoát nạn khỏi đám cháy. Kịch sáng tạo. Nếp sống thanh lịch văn minh. Ứng dụng công nghệ AI vào hoạt động giáo dục. ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động vui chơi.
6. Công tác truyền thông, xã hội hóa và hội nhập quốc tế?
Nhà trường đã làm tốt công tác truyền thông, xã hội hóa và hội nhập quốc tế với nhiều nội dung mang tính thời điểm, thiết thực với nhiều hình thức phong phú, đa dạng:
- Công tác truyền thông:
+ Nội dung tuyên truyền, công khai thông tin:
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD & ĐT và Thành phố về đổi mới và phát triển GDMN, chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi đặc biệt các Đề án của Thành Phố, của Quận.
- Đổi mới hình thức truyền thông quảng bá hình ảnh khẳng định thương hiệu, điều kiện, chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, thực đơn…trên trang Page và Website của nhà trường.
- Tăng cường truyền thông các hình ảnh đẹp, tin bài về các hoạt động của nhà trường; xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, trường mầm non xanh an toàn thân thiện và hạnh phúc, hình ảnh về lớp mầm non hạnh phúc trên trang website của nhà trường.
- Tuyên truyền về gương các cán bộ giáo viên, nhân viên, các hoạt động tổ chức các ngày hội của nhà trường.
- Tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức phù hợp. Tuyên truyền chế độ dinh dưỡng cân đối giúp trẻ phát triển thể chất; Phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân.
- Tiếp tục tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thực hiện chính sách về giáo dục khuyết tật cho trẻ. Nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ, đội ngũ và cộng đồng về phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ, quan tâm hòa nhập trẻ khuyết tật.
- Công tác xã hội hoá và hội nhập quốc tế:
+ Nhà trường đã phối hợp tốt với phụ huynh để tổ chức các ngày hội ngày lễ cho trẻ.
+ Nhà trường khuyến khích giáo viên khai thác các nguồn học mở, các trang thông tin của SGD để tự học tập, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Huy động, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực phát triển GDMN.
+ 100% CBGVNV làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ đến phụ huynh và cộng đồng, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
+ Các văn bản, tin tức hoạt động của nhà trường đều được đưa lên Website nhà trường để nhân dân, CMHS, CB,GV,NV theo dõi và thực hiện.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Đánh giá tóm tắt những điểm nhấn, nổi bật so với chỉ tiêu đề ra và so với cùng kỳ năm học trước.
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ luôn được đảm bảo.
- Các hội thi do Phòng giáo dục tổ chức nhà trường đều tích cực tham gia và đã đat được những kết quả nhất định:
+ Giải Ba Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp quận
+ Giải Nhất Hội thi Giáo viên giỏi cấp quận
2. Những khó khăn, hạn chế
- Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước không cấp bù khi tăng lương lên 2340.000đ cho các đối tượng LĐHĐ theo NĐ 111/2022 dẫn đến các kế hoạch mua sắm trang thiết bị nhà trường không thực hiện được.
- Do kinh tế khó khăn nên phụ huynh diện cơ học không ổn định dẫn đến khó khăn trong công tác tuyển sinh để duy trì đảm bảo đủ theo kế hoạch.
III. PHƯƠNG HƯỚNG HỌC KỲ II
1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành gắn kết với nhiệm vụ trọng tâm "Xây dựng trường học xanh- an toàn- thân thiện- hạnh phúc".
2. Tiếp tục duy trì hoạt động phối hợp cùng CMHS công tác CSNDGD trẻ Đẩy mạnh việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục và công tác quản lý nhà trường.
3. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chuyên đề “ Xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc”; “Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021- 2025”; Chủ động, tích cực tận dụng nguồn lực tại chỗ cho công tác xây dựng và cải tạo môi trường giáo dục lành mạnh, xanh, chuẩn hóa, hiện đại hóa; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về GDMN.
4. Nghiêm túc thực hiện đánh giá chuẩn hiệu trưởng, chuẩn hiệu phó và chuẩn giáo viên mầm non theo thông tư quy định. Tổ chức đánh giá chất lượng cuối năm đúng kế hoạch năm học. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch đơn vị học tập đáp ứng nhu cầu của điều kiện thực tế.
5. Thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử cho đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên mầm non. Tiếp tục tăng cường bồi dưỡng nhà giáo để hình thành phong cách giáo viên mầm non chuẩn mực, thanh lịch, nâng cao năng lực nghề nghiệp.
6. Tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để hiện đại hóa công tác quản lý.
7. Phối hợp tốt với phụ huynh để tổ chức cho các con các hoạt động vui đón xuân, ngày hội Bé vui khoẻ, tham quan dã ngoại và tổng kết năm học.
8. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào nhà trường cùng chung tay phát triển.
9. Tổ chức các hoạt đông trải nghiệm phù hợp với chủ đề năm học đảm bảo an toàn vui vẻ và tiết kiệm.
Trên đây là kết quả đã đạt được trong học kỳ I năm học 2024-2025 của trường Mầm non Trần Quốc Toản xin báo cáo./.